trang chính thức sửa máy giặt tại Hà Nội
trang chính thức sửa máy giặt tại Hà Nội
  • Trang chủ
  • phòng chống covid
    • MÁY GIẶT - MÁY SẤY
    • ĐIỀU HÒA
    • TỦ LẠNH
    • BÌNH NÓNG LẠNH
    • LÒ VI SÓNG - LÒ NƯỚNG
    • MÁY GIẶT
    • ĐIỀU HÒA
    • BÌNH NÓNG LẠNH
  • tin tức
  • có thể bạn quan tâm
  • liên hệ
    • Trang chủ
    • phòng chống covid
    • dịch vụ sửa chữa
      • MÁY GIẶT - MÁY SẤY
      • ĐIỀU HÒA
      • TỦ LẠNH
      • BÌNH NÓNG LẠNH
      • LÒ VI SÓNG - LÒ NƯỚNG
    • dịch vụ bảo dưỡng
      • MÁY GIẶT
      • ĐIỀU HÒA
      • BÌNH NÓNG LẠNH
    • tin tức
    • có thể bạn quan tâm
    • liên hệ

  • Trang chủ
  • phòng chống covid
  • tin tức
  • có thể bạn quan tâm
  • liên hệ

Sửa máy giặt - máy sấy tại nhà khu vực Hà Nội

Lỗi thường gặp của Sanyo

Lỗi thường gặp của Hitachi

Lỗi thường gặp của Hitachi

image3093

 

 

Tổng hợp lỗi máy giặt Sanyo sẽ giúp bạn sớm phát hiện lỗi, nắm được nguyên nhân và cách khắc phục phù hợp. Một số lỗi thường gặp trên máy giặt Sanyo và bạn có thể xem cách sửa lỗi máy giặt cơ bản để có cái nhìn tổng quát hơn

Máy giặt Sanyo bị chảy nước

Trường hợp máy giặt Sanyo bị thủng bạn cần kiểm tra đường ống xả nước. Có thể đường ống đã bị thủng.

Máy giặt Sanyo không xả nước

Máy giặt Sanyo không xả nước do bo mạch không cấp điện: Điều chỉnh lại bo mạch

Mô tơ xả của máy giặt Sanyo bị tuôn nhông hoặc bị cháy. Trong trường hợp này, bạn có thể nhờ dịch vụ sửa máy giặt tại nhà để được thay thế mô tơ mới.

Máy giặt Sanyo không giặt sạch quần áo

Lỗi máy Sanyo này thường đến từ vấn đề vệ sinh. Nếu đã lâu bạn chưa vệ sinh cho máy thì nên nhanh chóng tiến hành vệ sinh thùng máy giặt và lồng giặt.

Lượng nước trong thùng giặt không cân bằng với lượng quần áo ở trường hợp quá ít nước cũng khiến cho máy giặt không thể giặt sạch

 

Máy giặt Sanyo không vào nước

Lỗi thường gặp trên máy giặt Sanyo trường hợp nước không vào được máy giặt thường đến từ nhiều nguyên nhân:

-Nguồn nước cấp vào máy giặt không đảm bảo do áp suất nước đổ về quá yếu.

-Ống nước bị gấp khúc hay bị sơ vải bịt kín: Vệ sinh ống nước, lưới lọc

-Bo mạch điện tử không cấp điện cho van nước Sanyo hoạt động: Sửa lại bo mạch điện tử.

-Van nước bị đứt cuộn dây: Bạn cần thay van mới

-Kiểm tra lại nguồn nước của gia đình.

Máy giặt Sanyo không tự ngắt nguồn nước đổ vào

Tổng hợp lỗi trên máy giặt Sanyo tự ngắt nguồn nước có thể van nước của máy đã bị hỏng. Bạn cần yêu cầu nhân viên kiểm tra van và làm vệ sinh hoặc thay van mới.

Máy giặt Sanyo mất khả năng tự sấy ( vắt khô )

Máy giặt không tự động sấy hay vắt khô cũng là một trong những trường hợp khá thường gặp đối với máy giặt Sanyo:

Phổ biến nhất là thùng giặt bị nghiêng: Nguyên nhân thường do các món đồ bên trong dồn về một bên lồng giặt gây mất độ cân bằng. Bạn cần trải đều lượng quần áo trong thùng giặt ra, không nên để đồ vón cục nghiêng về một bên.

Mô tơ xả nước có vấn đề, bạn cần kiểm tra lại bộ phận này.

-Bộ ly hợp của máy giặt Sanyo bị kẹt cứng không quay được: Trường hợp này bạn nên liên hệ đến đội ngũ sửa chữa để tiện cốt thay bạc đạn.

-Bộ ly tâm của máy bị lỗi.

-Máy giặt Sanyo kêu to khi hoạt động

-Với trường hợp này có thể bạn đã để cho vật lạ nào đó lọt vào bên trong các thiết bị của máy giặt.

-Bộ ty treo đỡ máy bị hư lò xo, phần vỏ mủ bọc ngoài lò xo gây ra tiếng kêu: tìm hư hỏng khắc phục lại.

Bảng mã lỗi máy giặt Sanyo

Một vài bảng mã lỗi máy giặt SANYO mà bạn có thể bắt gặp trong quá trình sử dụng máy:

UE = Lỗi máy Sanyo kết nối motor, bị hỏng motor.

UC = Máy Sanyo hư công tắc cửa.

UA = Máy giặt Sanyo bị hư phao.

EA = EC Sanyo bị lỗi hỏng cảm biến mực nước hoặc đường dây từ phao đến bo mạch.

U5 = Trường hợp người dùng mở nắp khi đang cài ở chế độ an toàn trẻ em.

U4 = Sự cố từ công tắc nắp đến bộ phận bo mạch.

U3 = Đặt máy giặt không cân bằng hoặc quần áo bên trong dồn về 1 phía.

E2 = Nước không chịu xả ra do đứt van xả, bị hỏng van xả hoặc nghẹt van xả,…

E1 = Máy giặt Sanyo gặp trở ngại về nguồn

Lỗi thường gặp của Hitachi

Lỗi thường gặp của Hitachi

Lỗi thường gặp của Hitachi

image3094

Máy móc hoạt động thay con người ta làm việc đôi lúc cũng phải hư hỏng, đôi khi chỉ vài điều cơ bản cũng làm nó báo lỗi không thể hoạt động thêm, chúng ta cùng nhau tham khảo thêm mã lỗi và cách khắc phục của Hitachi nha

 

Mã lỗi: C1

Nguyên nhân: Không cấp đủ nước, nguồn nước, áp lực nước, dây điện từ board đến valve nước.

Cách khắc phục: Kiểm tra nguồn nước cấp có đủ không.

Mã lỗi: C2

Nguyên nhân: Không xả hết nước.

Cách khắc phục: Kiểm tra đường ống thoát nước.

Mã lỗi: C3

Nguyên nhân: Máy giặt không vắt, chưa đóng nắp khi đang ở chế độ vắt, công tắc cửa hư, dây điện từ board đến công tắc cửa đứt.

Cách khắc phục: Gọi thợ đến kiểm tra và sửa chữa.

Mã lỗi: C4

Nguyên nhân: Máy giặt không vắt, đồ trong thùng không cân bằng.

Cách khắc phục: Tơi đồ trong máy giặt cho đều, bỏ đồ vào trong thùng giặt với số lượng nhà sản xuất qui định.

Mã lỗi: C8

Nguyên nhân: Không khóa được nắp.

Cách khắc phục: Kiểm tra đóng nắp máy giặt chưa, kiểm tra công tắc cửa.

Mã lỗi: C9

Nguyên nhân: Không mở được nắp máy giặt.

Cách khắc phục: Kiểm tra công tắc cửa.

Mã lỗi: EE

Nguyên nhân: Lỗi board mạch nguồn.

Cách khắc phục: Gọi thợ đến bảo hành và sửa chữa.

Mã lỗi: F1

Nguyên nhân: Cảm biến mực nước có vấn đề.

Cách khắc phục: Kiểm tra phao.

Mã lỗi: F2

Nguyên nhân: Triac motor có vấn đề hoặc motor hỏng.

Cách khắc phục: Kiểm tra motor.

Mã lỗi: F9

Nguyên nhân: Lỗi điếm từ của moto. Không vắt được.

Cách khắc phục: Gọi thợ đến bảo hành và sửa chữa.

Mã lỗi: F9

Nguyên nhân: Kiểm tra các senso, hoặc chuột cắn dây từ senso đến board mạch (bộ diếm từ).

Cách khắc phục: Gọi thợ đến bảo hành và sửa chữa.

Mã lỗi: FD

Nguyên nhân: Trục ly hợp có vấn đề.

Cách khắc phục: Gọi thợ đến bảo hành và sửa chữa.

Mã lỗi: FF

Nguyên nhân: Kết thúc hiển thị các lỗi máy giặt.

Cách khắc phục: Gọi thợ đến bảo hành và sửa chữa.

Mã lỗi: FO

Nguyên nhân: Cảm biến mực nước có vấn đề.

Cách khắc phục: Kiểm tra phao nước, và các vấn đề liên quan như dây có bị đứt không, các phích cắm có tiếp xúc tốt không, hoặc chuột cắn dây, từ phao đến board mạch.

Mã lỗi: F9

Nguyên nhân: Kiểm tra các senso, hoặc chuột cắn dây từ senso đến board mạch (bộ diếm từ).

Cách khắc phục: Gọi thợ đến bảo hành và sửa chữa.

Mã lỗi: FD

Nguyên nhân: Trục ly hợp có vấn đề.

Cách khắc phục: Gọi thợ đến bảo hành và sửa chữa.

Mã lỗi: FF

Nguyên nhân: Kết thúc hiển thị các lỗi máy giặt.

Cách khắc phục: Gọi thợ đến bảo hành và sửa chữa.

Mã lỗi: FO

Nguyên nhân: Cảm biến mực nước có vấn đề.

Cách khắc phục: Kiểm tra phao nước, và các vấn đề liên quan như dây có bị đứt không, các phích cắm có tiếp xúc tốt không, hoặc chuột cắn dây, từ phao đến board mạ

Lỗi thường gặp của Samsung

Lỗi thường gặp của Hitachi

Lỗi thường gặp của Samsung

image3095

 Việc gặp phải các mã lỗi máy giặt SAMSUNG trong quá trình sử dụng là một điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên việc hiểu rõ và biết cách khắc phục khi gặp phải các mã lỗi của máy không phải là điều mà bất cứ người tiêu dùng nào cũng biết, ngay cả đối với những người dùng lâu năm. Điện lạnh PHƯƠNG NAM sẽ chia sẻ đến các bạn bảng mã lỗi máy giặt Samsung và cách khắc phục cho từng trường hợp. 

1. Mã lỗi 4E – Nước chưa được cấp tới máy giặt

Nguyên nhân:

- Vòi nước chưa mở.

- Nguồn nước bị mất.

- Áp lực nước không đủ mạnh để truyền đến máy.

- Ống cấp nước bị nghẹt khiến tắc nước.

Cách khắc phục:

- Kiểm tra vòi nước đã mở hay chưa, kiểm tra nguồn nước có hoạt động không.

- Nếu áp lực nước quá yếu thì bạn nên sử dụng bơm tăng áp.

2. Mã lỗi 5E – Ống xả nước không hoạt động

Nguyên nhân:

- Ống xả nước bị nghẹt do vật cản.

- Ống xả bị xoắn ở một đoạn nào đó khiến nước không thoát ra.

Cách khắc phục: Kiểm tra lại ống thoát nước xem có bị vướng hay xoắn ở đoạn nào không.

3. Mã lỗi UE – Máy giặt không thể vắt quần áo

Nguyên nhân:

- Cảm biến phát hiện có sự mất cân bằng trong lồng giặt do phân bổ quần áo không đều.

- Máy giặt đặt chênh so với nền nhà.

Cách khắc phục:

- Cho máy tạm dừng hoạt động, mở nắp máy giặt ra và phân bổ quần áo trải đều trong lồng giặt.

- Điều chỉnh lại cho máy giặt nằm cân bằng trên nền nhà.

4. Mã lỗi1E0E–Nước bị chảytràn

Nguyên nhân: Do lỗi phần mềm của bộ điều khiển.

Cách khắc phục:

- Tái khởi động lại máy sau khi máy hoàn thành công đoạn vắt.

- Nếu sự cố vẫn tái diễn thì nên liên hệ cho hãng để được hỗ trợ kỹ thuật.

5. Mã lỗi CL dE – Kích hoạt chế độ khóa trẻ em

Nguyên nhân: Người dùng chưa nhấn nút Bắt đầu/Tạm dừng.

Cách khắc phục: Sau khi máy thực hiện công đoạn xả nước, hãy đóng cửa máy giặt và khởi động lại.

6. Mã lỗi LE – Máy giặt bị rò rỉ nước

Nguyên nhân:

- Đầu ra của ống xả đặt cao hơn đầu nước vào khiến nước bị ứ đọng và rò rỉ.

- Ống xả bị nghẹt bởi vật cản.

Cách khắc phục:

- Kiểm tra lại ống thoát nước.

- Nếu sau khi kiểm tra không có gì khác thường mà lỗi chưa được khắc phục thì nên gọi cho trung tâm bảo hành để được hỗ trợ.

7. Mã lỗi cE/3E – Máy bị lỗi phần cứng

Nguyên nhân: Có một phần tử nào đó trong máy bị trục trặc

Cách khắc phục: Tạm thời rút phích cắm và gọi lên hãng để các chuyên viên kỹ thuật đến kiểm tra, hỗ trợ.

8. Mã lỗi Sd/Sud – Xuất hiện quá nhiều bọt trong máy

Nguyên nhân: Bộ phận cảm biến nhận thấy sự xuất hiện của quá nhiều bọt trong lồng giặt.

Cách khắc phục: Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường trong quá trình sử dụng, chỉ cần chờ cho đến khi bọt tan thì bảng hiển thị điện tử sẽ không thông báo lỗi nữa.

9. Mã lỗi Ub – Công đoạn vắt không thể thực hiện

Nguyên nhân:

- Xuất hiện sự mất cân bằng bên trong lồng giặt.

- Do sự trục trặc về phần cứng khiến chức năng vắt không hoạt động.

Cách khắc phục: Điều chỉnh máy giặt lại vị trí 

lưu ý khi bạn khắc phục

Khi khắc phục lỗi máy giặt ngay tại nhà, nếu là những lỗi thông thường thì bạn cần lưu ý ngắt hết nguồn điện trước khi tìm lỗi. Tuy nhiên, nếu đó là lỗi về kỹ thuật, bạn cần gọi điện đến trung tâm bảo hành hoặc những nơi sửa chữa máy giặt uy tín. Bạn không nên quá cố gắng khắc phục những lỗi kỹ thuật vì nếu thực hiện sai, nó có thể làm cho tình trạng chiếc máy giặt trở nên trầm trọng t

Lỗi thường gặp của Lg

Lỗi thường gặp của Electrolux

Lỗi thường gặp của Samsung

image3096

 

Đối với những chiếc máy giặt hang LG, khi sử dụng lâu năm, việc bảng điện tử hiển thị các mã lỗi máy giặt LG không còn là điều quá xa lạ. Tuy nhiên không hẳn người tiêu dùng nào cũng hiểu rõ các mã lỗi máy giặt LG này, đặc biệt là những người mới tiếp xúc với các sản phẩm này. Sau đây, sẽ tổng hợp các mã lỗi thường gặp trên máy giặt hãng LG và cách khắc cho từng trường hợp để bạn đọc có thể xử lý và sử dụng chiếc máy giặt hiệu quả nhất.

Bảng mã lỗi máy giặt LG phổ biến

 

1. Mã lỗi IE – Máy giặt không được cấp nước

Nguyên nhân:

- Do mất nước hoặc nguồn cung cấp nước bị nghẽn.

- Áp lực nước không đủ mạnh đến đưa nước vào máy giặt.

- Do vòi cấp nước bị nghẹt, tắc.

Cách khắc phục:

- Kiểm tra nguồn nước có hoạt động hay không.

- Nếu áp lực nước không đủ mạnh, hãy sử dụng kết hợp máy bơm tăng áp tự động.

- Kiểm tra vòi nước có bị vật lạ làm tắc nghẽn không.

 

2. Mã lỗi 0E – Nước trong lồng chứa không thoát ra ngoài được

Nguyên nhân:

- Ống xả đặt bị tắc nghẽn bởi vật lạ hay cặn bẩn.

- Ống xả đặt cao hơn so với mức quy định.

- Đường ống xả bị xoắn, nghẹt ở một đoạn nào đó.

Cách khắc phục:

- Kiểm tra khe lọc nước, vệ sinh đầu lọc khỏi cặn bẩn.

- Đặt đầu ra của ống thoát nước xuống mặt đất.

- Kiểm tra xem đường ổng xả có bị nghẹt hay bị xoắn lại ở đâu không.

3. Mã lỗi UE – Máy giặt không thể vắt

Nguyên nhân:

- Máy giặt đặt không cân bằng, bị chênh so với nền nhà.

- Có sự phân bổ không đồng đều quần áo trong lồng giặt.

Cách khắc phục:

- Nếu máy giặt bị chênh, hãy kê lại máy cho cân bằng trên nền nhà.

- Nếu do quần áo phân bổ không đều trong lồng giặt, hãy tạm dừng chu trình giặt, mở nắp, sắp xếp đều quần áo trong lồng giặt sau đó đóng nắp và cho máy hoạt động bình thường.

 

4. Mã lỗi dE – Nắp máy giặt còn hở

Nguyên nhân:

- Nắp máy chưa đóng chặt.

- Có vật gì đó kẹt khiến nắp không thể đóng sát.

Cách xử lý: Kiểm tra nắp máy có bị vướng, kẹt gì sau đó đóng chặt để máy có thể hoạt động bình thường.

5. Mã lỗi FE – Nước tràn hoặc rò rỉ nước

Nguyên nhân:

- Do hở đầu ống nước tiếp xúc với máy giặt.

- Do cảm biến bên trong máy giặt không hoạt động.

Cách xử lý:

- Kiểm tra đầu ống nước xem có bị hở không.

 

6. Mã lỗi PE – Lỗi đường phao trong máy

Nguyên nhân: Phao áp lực trong máy bị hỏng, trục trặc.

Cách xử lý: Lỗi này liên quan đến phần cứng thiết bị, bạn nên liên hệ đến hãng để được tư vấn và hỗ trợ.

7. Mã lỗi AE – Nguồn điện không đảm bảo chất lượng

Nguyên nhân:

- Lỗi này xuất hiện khi có sự chênh lệch điện áp so với mức điện áp làm việc của máy giặt.

- Có thể do cảm biến điện áp hoạt động không đúng.

Cách khắc phục:

- Kiểm tra lại nguồn điện có bị quá áp hay sụt áp không.

- Nếu tình trạng còn tiếp diễn thì hãy liên hệ nhân viên hỗ trợ kỹ thuật.

8. Mã lỗi CL – Chế độ khóa trẻ em (Child Lock) được kích hoạt

Khi bảng điện tử hiển thị mã này, nắp máy giặt sẽ bị khóa không mở được và các phím sẽ không hoạt động. Để thoát khỏi chế độ này, trước tiên bạn cần mở nguồn máy, sau đó ấn giữ nút “Khóa trẻ em” trong 3 giây. Sau bước này màn hình sẽ không còn hiển thị CL và bạn có thể sử dụng nút nhấn bình thường.

 

Các mã lỗi liên quan đến phần cứng

Danh sách mã lỗi phần cứng:

Mã lỗi CE – Lỗi nguồn mô tơ: Do nguồn cấp vào mô tơ không đủ áp.

Mã lỗi E3 – Lỗi cảm biến động cơ, dây curoa: Do động cơ hoặc dây curoa bị hỏng

Mã lỗi DHE – Lỗi mô tơ sấy khô: Mô tơ sấy khố gặp trục trặc hoặc bị hỏng

Mã lỗi A£ - Lỗi bo mạch công suất: Bo mạch công suất không chạy hoặc bị chập mạch

Mã lỗi SE – Lỗi cảm biến: Do cảm biến hoạt động sai hoặc ngưng hoạt động.

 

Cách khắc phục:

Đối với những hư hỏng máy giặt liên quan đến phần cứng, rất khó để có thể xử lý cấp bách. Việc xử lý những lỗi này đòi hỏi sự hỗ trợ của các công cụ chuyên dụng và một số kiến thức chuyên môn nhất định, do vậy mà người dùng nên gọi cho nhà phân phối, bộ phận chăm sóc khách hàng để được hỗ trợ tận tình. Các chuyên viên kỹ thuật sẽ có thể giúp đỡ các bạn khi gặp phải những lỗi nghiêm trọng này.

Lỗi thường gặp của Electrolux

Lỗi thường gặp của Electrolux

Lỗi thường gặp của Electrolux

image3097

 Hãy cùng nhau tham khảo 1 vài lỗi cơ bản chúng ta thường gặp nhé. 

 

1. Không hoạt động

Đôi khi chiếc máy giặt Electrolux có thể không khởi động, thường là do vấn đề nguồn cấp điện. Bạn hãy kiểm tra dây điện có được cắm vào ổ không. Nếu dây điện ổn mà máy giặt vẫn không khởi động, bộ ngắt mạch có thể bị hỏng hoặc cầu chì bị đứt.

Khi máy giặt có nguồn điện cung cấp mà vẫn không hoạt động thì có thể do vòi nước không bật hoặc mở.

Ngoài ra, máy giặt sẽ không khởi động nếu mô tơ bị quá nóng do mô tơ được thiết kế để tự động ngừng hoạt động khi nó quá nóng. Sau khi chờ mô tơ mát dần, mất khoảng 30 phút, một số model máy giặt Electrolux sẽ tự động khởi động.  Cuối cùng, hãy kiểm tra cửa máy giặt có đóng đúng không bởi vì máy giặt sẽ không khởi động nếu đóng cửa không phù hợp. 

 

2. Không vắt

Máy giặt Electrolux vắt sau chu trình xả để vắt sạch nước dư thừa khỏi quần áo giặt. Nếu máy giặt không vắt thì có lẽ do mẻ giặt quá nhỏ hoặc do bạn bỏ đồ vào thùng giặt không cân bằng.

Cách khắc phục là bạn hãy bỏ thêm một số đồ cần giặt phân bố lại đồ giặt bằng tay cho cân bằng và chọn chương trình vắt.

Trường hợp bạn bỏ đồ không cân bằng, máy sẽ tự sắp xếp lại bằng cách quay ngược thùng vài ba lần cho đến khi sự mất cân bằng mất đi và máy có thể vắt bình thường. Nếu sau 10 phút, đồ giặt vẫn không được phân bố đều trong thùng, máy sẽ không vắt. Trong trường hợp đó, bạn hãy phân bố lại đồ giặt bằng tay cho cân bằng và chọn chương trình vắt.

 

3. Quần áo vẫn ướt sau khi vắt

Đôi khi sau chu trình vắt bạn có thể để ý thấy mẻ giặt trong máy giặt Electrolux của mình vẫn còn quá ướt. Nếu bạn cho quá nhiều hoặc quá ít đồ giặt, máy giặt có thể không vắt thích hợp và không loại bỏ nước dư thừa khỏi đồ giặt. Mẻ giặt không cân bằng cũng có thể gây ra vấn đề tương tự cho nên bạn cần sắp xếp lại mẻ giặt trong máy để máy quay phù hợp.

Nếu nước từ chu trình vắt không thể thoát lồng giặt, đồ giặt của bạn cũng sẽ rất ướt. Trường hợp này, bạn nên kiểm tra các dường ống dẫn, thoát nước có bị tắc nghẽn bởi cặn hay không và làm thẳng đường ống nếu cần thiết.

 

4. Rung và ồn

Do đặt máy không cân (hoặc thêm chân đế và đặt không cân máy). Ngoài ra còn các nguyên nhân như động cơ có tuổi thọ cũ hoặc các máy đời cũ không được trang bị bộ giảm rung hoặc kém hiệu quả, đối trọng cân bằng, động cơ ba pha biến tần.

Một thủ phạm khác gây rung lắc mạnh và gây ồn trong khi vắt hay sấy là do bạn bỏ quá ít quần áo vào lồng giặt. Khi cho quá ít quần áo sẽ dễ xảy ra hiện tượng quần áo bị dồn về một phía của lồng giặt làm cho lồng giặt mất cân đối gây ra rung lắc mạnh bất thường.

Cách khắc phục hiện tượng này trước hết là bạn hãy chọn một vị trí đặt máy giặt phù hợp: đặt máy cố định trên bề mặt phẳng (không nhất thiết phải có chân đế nếu sàn nhà phẳng), bề mặt sàn cần phải khô ráo tránh vỏ máy và các chi tiết bị rỉ sét.  

Ngoài ra cũng nên đặt máy ở nơi khô thoáng, mặt lưng và hai bên cách tường ít nhất 10cm, tránh gián, chuột làm tổ, cắn dây điện. Chú ý không đặt máy giặt gần nơi nấu nướng vì hơi dầu mỡ dễ làm máy giặt bị rỉ sét đồng thời đảm bảo đường ống nước vào và ra thuận lợi trong việc lắp đặt hay kiểm tra sửa chữa khi cần.

Khi giặt cần chú ý cân đối lượng quần áo mỗi mẻ giặt không quá nhiều và không quá ít (thông thường khi bỏ quần áo khô vào chiếm khoảng 4/5 chiều cao lồng giặt là hợp lý).

 

5. Đèn bảng điều khiển không sáng hoặc nháy liên tục

Đèn bảng điều khiển không sáng thường là do không có điện cấp nguồn (dây bị chuột cắn, lỏng phích cắm...). Hiện tượng đèn nháy liên tục và không giặt được thường là do máy bị quá tải, đường điện có vấn đề hoặc các lỗi khác (Bảng điều khiển hiện chữ E10 chỉ báo trục trặc về nguồn cung cấp nước; E20: trục trặc về thải nước; E40: cửa mở).  Với trường hợp đèn bảng điều khiển không sáng bạn nên kiểm tra lại tiếp xúc của ổ cắm điện, dây dẫn điện xem có bị đứt không? Nếu đã kiểm tra không phát hiện dây bị đứt thì bạn nên báo kỹ thuật viên kiểm tra sửa chữa. Trong trường hợp đèn bảng điều khiển nháy liên tục và máy không chạy do bạn chất quá nhiều đồ vào trong máy giặt, đường điện bị sụt áp và các nguyên nhân khác. Bạn thử bỏ bớt quần áo, kiểm tra lại đường điện, tắt đi bật lại máy trước khi gọi thợ sửa. 

 

6. Nấm mốc, bụi bùn ở gioăng cửa cao su

Do sử dụng máy lâu ngày không vệ sinh. Bạn cần vệ sinh không chỉ lồng giặt, các ngăn đựng mà còn cả gioăng cao su. Có thể dùng khăn ẩm định kỳ lau sạch các chỗ nấm mốc hoặc bẩn.

 

7. Nước trào ra sàn

Nguyên nhân do quá nhiều bột giặt hay dùng bột giặt không thích hợp (bột giặt tạo quá nhiều bọt). Do vậy, bạn hãy giảm lượng bột giặt hoặc dùng loại khác.

Một nguyên nhân khác là do vỡ ống, khẩu nối; chuột cắn, tuột khẩu nối; chỗ nối trên ống dẫn nước bị rò rỉ. Bạn hãy kiểm tra nối ráp của ống dẫn nước vào. Còn ống dẫn nước vào hoặc ống nước thải bị hư hại hãy thay ống mới.

Với sự cố đơn giản bạn có thể tự xử lý hoặc phức tạp hơn thì nên gọi thợ.

 

8. Máy đầy nước sau đó tháo hết nước ngay

Đầu ống nước quá thấp. Nhánh ống thoát nước phải nằm cao hơn đoạn xi phông sao cho chỗ bẻ cong phải cao hơn mặt đất ít nhất 60 cm trong trường hợp bạn nối đầu ống dẫn nước thải vào nhánh ống thoát nước.

Nếu đầu ống dẫn nước thải nối thẳng vào đường nước thải thì chiều cao đầu ống dẫn nước thải không dưới 60 cm và không quá 90 cm.

 

9. Cửa máy không mở được

Nguyên nhân do chương trình giặt còn đang chạy. Nhiều cửa hàng sửa chữa máy giặt ở Hà Nội cho biết họ thường đến thay khóa cửa máy giặt cửa ngang Electrolux bị vỡ mà nguyên nhân do người giúp việc đóng, mở cửa quá mạnh hoặc cố tình kéo mở cửa khi chương trình giặt chưa kết thúc hoặc khóa cửa chưa được tháo ra. Do vậy, cách khắc phục trường hợp này đơn giản là chờ khi kết thúc chu trình giặt hoặc chờ vài phút cho đến khi khóa cửa được nhả ra.

Một nguyên nhân khác khiến cửa máy không mở được là do có nước trong thùng máy. Bạn hãy chọn chương trình tháo nước hoặc vắt để tháo nước ra.

  

10. Không thấy được nước trong thùng

Hiện tượng này thường gặp ở máy giặt cửa ngang Electrolux những mẫu đời mới. Nguyên nhân do máy sử dụng công nghệ tiên tiến tiết kiệm nước mà không ảnh hưởng đến hiệu suất máy. Trong trường hợp này, bạn cứ yên tâm và sử dụng cộng nghệ hiện đại thôi ạ

Lỗi thường gặp của Toshiba

Lỗi thường gặp của Electrolux

Lỗi thường gặp của Electrolux

image3098

 Máy giặt Toshiba là một trong những thương hiệu được nhiều người tiêu dùng đánh giá là có độ bền cao, giá thành bình dân. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng máy giặt Toshiba cũng như nhiều hãng máy giặt khác không tránh khỏi sự cố ngoài ý muốn do những nguyên nhân khác nhau. Bài viết dưới đây của các kĩ thuật viên sẽ làm rõ một số lỗi thường gặp ở máy giặt Toshiba và bạn có thể tự khắc phục những lỗi phổ thông trước khi gọi đến trung tâm sửa chữa. 

 

Trên mỗi chiếc máy giặt, dù là loại bình dân hay cao cấp, đều có một màn hình hiển thị nhỏ. Khi máy không hoạt động hoặc có tiếng ồn lạ, màn hình sẽ hiển thị ký hiệu tên lỗi để bạn dễ dàng nhận ra vấn đề mà chiếc máy đang gặp phải. Hãy ghi nhớ các mã lỗi này để có thể “chẩn đoán” cho chiếc máy thân yêu của mình trước khi gọi hãng bảo hành hoặc gọi thợ đến sửa chữa.

Hãng Toshiba ký hiệu các loại lỗi phổ thông của dòng máy giặt Toshiba như sau:

Mã lỗi E1: Lỗi xả nước

Mã lỗi E2: Lỗi khóa an toàn (Công tắc cửa)

Mã lỗi E3: Đồ giặt phân bố không đều bên trong lồng giặt. Đồ giặt bị lệch, ốc lồng bị lỏng, vành cân bằng bị hở, bộ ly hợp bị lỏng, công tắc cửa bị mất lò xo, đứt dây công tắc, kẹt cần gạt an toàn…

Mã lỗi E4: Hỏng phao

Mã lỗi E5: Lỗi cấp nước

Mã lỗi E6: Kẹt mô tơ giặt, đồ quá nhiều, mức nước thấp, trục ly hợp có lỗi

Mã lỗi Ec1, Ec3, Ec5, Ec6: Trong lồng giặt có quá nhiều đồ giặt hoặc nước quá ít

Mã lỗi F: Giặt nhiều đồ hoặc quá nhiều nước

Mã lỗi E7: Kẹt motor giặt, đồ quá nhiều, mức nước quá thấp, trục ly hợp có lỗi

Mã lỗi E7-1: Lỗi tràn bộ nhớ, lỗi lập trình

Mã lỗi E7-4: Lỗi đếm từ

Mã lỗi E8: Kẹt mô tơ giặt, đồ quá nhiều, mức nước thấp, trục ly hợp có lỗi

Mã lỗi E9: Nước bị rò, lồng giặt bị thủng, van xả bị kẹt, vướng đồ, cảm biến mực bị nước hỏng, cần kiểm tra các đầu giây

1. Nước không chảy vào lồng giặt

Kiểm tra xem vòi cấp nước đã được mở chưa, kiểm tra nguồn nước cung cấp có bị cắt không, bể nước nhà bạn có đang bị hết nước không. Nếu nguồn nước ổn định, bình thường mà máy vẫn không được cấp nước, hãy kiểm tra lưới kim loại ở ngõ nước vào có bị tắc nghẽn không.

2. Máy giặt không hoạt động

Trước tiên, kiểm tra xem đã bật nút nguồn (POWER) và nút khởi động START/PAUSE chưa. Nếu bạn ấn nút nguồn + khởi động mà máy vẫn không chạy, hãy chuyển sang kiểm tra nguồn điện. Rất có thể ổ cắm đang bị lỏng hoặc nguồn điện của nhà bạn có vấn đề.

Khi kiểm tra nguồn điện, đừng quên đi dép hoặc thực hiện các biện pháp an toàn điện cần thiết khác.

3. Nước không xả ra khỏi lồng giặt

Kiểm tra nắp máy giặt đã được đóng lại đúng cách chưa? Nếu máy giặt chưa được đóng nắp đúng cách, máy sẽ tự động tạm dừng mọi hoạt động để đảm bảo an toàn.

Ngoài ra, nguyên nhân có thể đến từ bộ phan ống xả. Hãy kiểm tra ống xả nước đã được đặt nằm xuống chưa, liệu ống xả có bị nghẹt nước hay nâng lên quá cao (quá 15cm so với mặt đất) không.

Nếu ống xả bị nối dài quá 3m thì áp lực nước đẩy ra sẽ giảm, không đủ để nước được xả ra khỏi lồng giặt. Bạn hãy thử kiểm tra độ dài ống xả nối thêm có dài quá không.

4. Bảng điều khiển bị nóng lên khi máy đang hoạt động

Bảng điều khiển bị nóng do những phần bên dưới bảng điều khiển phát nhiệt khi máy giặt hoạt động. Đây là hiện tượng tương đối bình thường nên bạn không nhất thiết phải lo lắng.

5. Thời gian xả nước quá lâu

Có thể ống xả nước có bị méo/biến dạng/gập khúc hoặc ống xả quá dài. Hãy
kiểm tra ống xả nước có được nối đúng như hướng dẫn không; liệu có đồ vật nào đang chèn lên ống xả nước không?

6. Bột giặt còn dính trên áo quần sau khi giặt

Có thể bạn đã cho quá nhiều bột giặt hoặc sử dụng loại bột giặt khó tan, không phù hợp cho việc giặt máy. Ngoài ra, nhiệt độ của nước quá thấp cũng làm bột giặt khó hòa tan, dễ đọng trên áo.

Trong lần giặt sau, hãy dùng loại nước giặt/bột giặt chuyên dùng cho việc giặt máy; hoặc hòa tan bột giặt với nước ấm 40 độ C để bột giặt được tan hoàn toàn.

7. Máy giặt cấp nước vào lồng giặt khi đang vắt quần áo

Đồ giặt bị dồn về một phía trong lồng giặt, khiến cho lồng giặt mất cân bằng. Máy giặt sẽ tự động điều chỉnh trạng thái mất cân bằng.

8. Máy giặt không vắt

Trước tiên, kiểm tra nắp máy giặt đã được đóng lại đúng cách chưa? Nếu máy giặt chưa được đóng nắp đúng cách, máy sẽ tự động tạm dựng mọi hoạt động để đảm bảo an toàn.

Sau đó, kiểm tra đồ giặt có bị dồn về một phía của thùng vắt không rồi gỡ tơi, điều chỉnh lại đồ giặt cho cân bằng.

Nếu nguyên nhân không nằm ở nắp máy giặt hay đồ giặt, hãy kiểm tra xem ống xả nước có bị nghẹt không.

9. Đồ giặt bị rách

Hãy kiểm tra có vật lạ, sắc nhọn như như kẹp tóc, đồng tiền, kim kẹp giấy… lẫn với đồ giặt không? Các vật nhọn hoặc các loại cúc kim loại, khóa kéo, chi tiết kim loại trên trang phục có thể làm rách các loại quần áo khác khi bạn giặt chúng chung trong một lần giặt.

Vì thế, phải chú ý lấy hết các vật lạ ra khỏi quần áo trước khi giặt. Các trang phục mỏng, có đính ren, kim tuyến… cần được cho vào túi/lưới giặt nilon để bảo vệ. Các trang phục có dây kéo, móc khóa cần được lộn trái/cột chặt trước khi bỏ vào lồng giặt để tránh gây hư hại cho lồng giặt hay các trang phục khác.

10. Thời gian giặt quá lâu

Khi tốc độ cấp nước cho máy quá chậm (tỷ lệ cấp nước dưới 15L/phút), tổng thời gian giặt sẽ lâu hơn bình thường. Hãy chú ý điều chỉnh nguồn cấp nước cho thích hợp và vệ sinh van cấp nước.

Kiểm tra điện áp cấp cho máy xem nguồn điện có đảm bảo không (từ 220v-240V).

Kiểm tra các chế độ giặt. Có thể bạn đã chọn nhầm chế độ giặt khiến thời gian giặt lâu hơn dự định.

11. Khi máy giặt kêu to, rung mạnh

Kiểm tra xem máy giặt có được kê trên mặt phẳng vững chãi hay không. Nếu sàn nhà của bạn không được bằng phẳng, hãy mua chân đế chuyên dụng cho máy giặt hoặc dùng tấm gỗ, nhựa phẳng… để kê góc chân máy giặt.

Ngoài ra, có thể do một nguyên nhân khác là quần áo trong thùng giặt bị xoắn rối gây mất cân bằng. Hãy tạm dừng việc giặt (ấn nút PAUSE), gỡ rối quần áo sau đó tiếp tục quá trình giặt.

Bạn cũng có thể kê máy giặt cách xa các góc tường để hạn chế hiện tượng cộng hưởng âm thanh vốn làm máy kêu to hơn

12.Nước không chảy ra khỏi ống xả mặc dù đang ở chế độ xả tràn

Có thể bạn đã cài đặt mức nước thấp hơn bình thường; hãy cài đặt lại mực nước cho thích hợp.

Áp suất nước thấp hơn bình thường cũng là một nguyên nhân. Hãy điều chỉnh lại tỷ lệ cấp nước (tiêu chuẩn là 15L/phút), đảm bảo nguồn nước nhà bạn (lượng nước, áp lực nước…) phù hợp cho máy giặt.

13. Máy có tiếng kêu lạch cạch

Thông thường các tiếng kêu lạ chủ yếu do các vật lạ theo quần áo đi vào trong máy hoặc do các phụ kiện, phụ liệu đính trên quần áo (khóa, cúc…) cọ xát với lồng giặt. Rất ít khi máy kêu do các nguyên nhân kỹ thuật.

Bạn hãy kiểm tra kỹ quần áo trước khi cho vào lồng giặt; lộn trái các loại quần áo có đính khóa/cúc kim loại. Kiểm tra xem máy giặt có được kê trên mặt phẳng vững chãi hay không.

Nếu tiếng kêu không hết sau khoảng từ 2 ~ 3 lần giặt, bạn hãy gọi đến trung tâm bảo hành của nhà phân phối hoặc hãng sản xuất để được giúp đỡ.

14. Khi máy giặt xả nước liên tục

Đây là hiện tượng kẹt van xả do các vật thể lạ theo quần áo đi vào trong máy. Nếu mức độ rò rỉ thấp bạn cứ giặt bình thường, sau một thời gian vật thể sẽ theo nước trôi ra. Nếu mức độ rò rỉ lớn, vui lòng liên hệ với trung tâm bảo hành để được giúp đỡ.

15. Máy không tự động tắt nguốn sau khi giặt xong

Có thể công tắc nguồn của máy đã bị kẹt; bạn hãy gọi đến trung tâm bảo hành của nhà phân phối hoặc hãng sản xuất để được giúp đỡ.

16. Máy giặt bị rò điện

Máy bị rò điện, nếu bạn chạm vào máy sẽ thấy tay bị tê/giật nhẹ. Hãy rút dây nguồn và tiến hành nối mát cho máy.

  • Trang chủ

Dịch Vụ Sửa Chữa tại nhà Điện Lạnh BÁCH KHOA 247

Địa chỉ: Số 28 Ngõ 250 Nguyễn Xiển - Thanh Xuân - Hà Nội

0375235886

Bản quyền © 2021 của suamaygiat24h - Mọi quyền được bảo lưu.

Được cung cấp bởi GoDaddy điện lạnh PHƯƠNG NAM